Mục lục [Ẩn]
Vườn rừng là mô hình trồng trọt đã có từ thời tiền sử sau đó được phát triển trên nhiều quốc gia. Vườn rừng không chỉ mang lại nguồn thực phẩm lành mạnh mà góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Có lẽ vườn rừng nghe có vẻ khá lạ song đây là mô hình trồng trọt đã có từ lâu đời. Mô hình này là sự kết hợp độc đáo giữa cây rừng và cây trồng hay còn gọi là nông lâm kết hợp. Với mô hình canh tác này thì người nông dân khá nhàn, hầu như không phải tốn nhiều công chăm sóc mà cây trồng cùng với hệ sinh thái tự nhiên trong đó tự sinh trưởng và phát triển. Cấu trúc nhiều tầng tán của vườn rừng đã tạo nên một hệ sinh thái góp phần tạo nguồn thực phẩm lành mạnh và dồi dào cho con người.
Khái niệm và lịch sử của vườn rừng
Mô hình vườn rừng là một hệ thống sản xuất lương thực thực phẩm và nông lâm kết hợp dựa trên hệ sinh thái rừng. Do đó, người ta còn gọi vườn rừng (forest gardening) là rừng thực phẩm (food forest). Việc tận dụng việc trồng đồng hành này, chúng ta có thể phát triển hệ sinh thái bền vững và tạo ra nguồn thực phẩm lành mạnh.
Vườn rừng hình thức canh tác lâu đời nhất trên thế giới từ thời tiền sử. Người ta đã tìm thấy vườn rừng dọc theo các bờ sông nơi có những cánh rừng rậm và ở chân núi ẩm ướt thuộc các vùng có gió mùa. Con người khi đó đã biết chọn lọc cây trong ngay từ trong các cánh rừng. Những loại cây có ích đã được xác định và giữ lại, loại bỏ cây kém hơn. Dần dần tập hợp chúng thành các loại cây trồng để phục vụ cho nhu cầu của con người. Cây trồng được sống chung với các loại cây rừng, hệ sinh thái và môi trường được duy trì phát triển. Và đây là hệ thống nông nghiệp có khả năng phục hồi cao nhất.
Lúc này, vườn rừng đa phần phân bố ở các vùng nhiệt đới và được biết đến với nhiều cái tên khác nhau như: Vườn nhà ở Kerala ở Nam Ấn Độ, Nepal, Zambia, Zimbabwe và Tanzania; Các khu vườn rừng Kandyan ở Sri Lanka; ở Mexico… Đây còn được gọi là các khu rừng nông nghiệp vườn rừng góp phần tạo nguồn thu nhập đáng kể và đảm bảo an ninh lương thực cho người dân địa phương.
Sau đó vườn rừng được mở rộng ở các khu vực có khí hậu ôn đới và tại nước Anh, ông Robert Hart đã thích nghi với việc làm vườn trong rừng vào những năm 1980. Ông Hart viết thành sách các lý thuyết về vườn rừng của ông được phát triển bởi Martin Crawford từ Agroforestry Research Trust (Ủy ban nghiên cứu nông lâm kết hợp) và các nhà văn hóa như Graham Bell, Patrick Whitefield, Dave Jacke và Geoff Lawton…
Cấu trúc của vườn rừng
Theo Robert Hart, ông dựa trên sự quan sát có hệ thống từ rừng tự nhiên và tư tạo dựng cho mình vườn rừng sẽ có 7 tầng tán khác nhau bằng các phương pháp trồng xem canh từ một vườn táo và lê. Hệ thống bảy lớp của khu vườn rừng đó là:
1. "Tầng tán" bao gồm các cây ăn quả trưởng thành ban đầu.
2. "Tầng cây thấp" của các cây ăn quả và hạt nhỏ hơn trên các cây có rễ lùn.
3. "Lớp cây bụi" của các bụi cây ăn quả như nho và quả mọng.
4. "Lớp thân thảo" của các loại rau và thảo mộc lâu năm
5. Các loại cây trồng để lấy rễ và củ.
6. "Lớp phủ mặt đất" của các loại thực vật có thể ăn được trải theo chiều ngang.
7. "Lớp thẳng đứng" của dây leo bao gồm nho, đậu leo, nhiều loại quả mọng, chanh dây, quả kiwi, đậu leo, …
Cấu trúc 7 tầng tán của vườn rừng - Theo Robert Hart
Như vậy, cấu trúc của vườn rừng dựa trên kiểu rừng tự nhiên cây ưa sáng mọc trước rồi mới cây ưa bóng, cây ưa nơi ẩm thấp. Các loại cây trồng sau khi thu hoạch theo chu kỳ xác bã hưu cơ là chất dinh dưỡng cho vi sinh vật trong đất. Với cơ chế phân hủy tạo lớp dinh dưỡng cho đất. Cứ thế tạo nên mối quan hệ cộng sinh, bổ trợ cho nhau của các loài để tạo nên hệ sinh thái bền vững.
Và hiện nay làm vườn rừng không nhất thiết là phải tạo dựng ngay trong rừng mà làm cho vườn giống rừng bằng cách tạo nhiều lớp thực vật tương tự như của một khu rừng tự nhiên.
Thu hoạch tại vườn rừng
Ý nghĩa của vườn rừng
Canh tác theo mô hình vườn rừng giúp khôi phục đất đai, đa dạng sinh học và môi trường sống đồng thời tạo ra nguồn thực phẩm hữu ích, chất lượng.
Vườn rừng là một mô mình trồng trọt không đòi hỏi nhiều công chăm sóc, nhiều loại cây trồng sẽ tự mọc lên mà không phải trồng lại. Việc tạo ra khối lượng lớn thưc phẩm sạch, lành mạnh từ rừng giúp cho cơ thể con người khỏe mạnh hơn, tăng sức đề kháng và đầy lùi bệnh tật.
Sự kết hợp cây ăn quả và cây lấy hạt, cây bụi, thảo mộc, dây leo và cây lâu năm cùng nhau sinh trưởng, phát triển góp phần nâng cao sự đa dạng sinh học cũng như tạo cảnh quan tươi đẹp và năng suất tăng cao.
Trồng kết hợp những loài cây hữu ích là một phần quan trọng trong mô hình vườn rừng, điều này giúp tạo nên nhiều loại thực phẩm ngon, sạch, lành mạnh, dược liệu quý. Bên cạnh đó, hệ thống các tầng tán giúp tạo nguồn nhiên liệu: Chất xơ, thức ăn xác bã mùn thực vật làm phân bón… Kích thích sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, tạo dựng hệ sinh thái bền vững.
Rừng là một trong những hệ sinh thái ổn định nhất trên trái đất. Với cấu trúc tầng tán mô phỏng theo kiểu rừng tự nhiên, vườn rừng 7 tầng lớp góp phần tạo sự đa dạng sinh học, đồng thời sản xuất nhiều sản phẩm lương thực, thực phẩm lành mạnh cho con người. Mô hình đang được nhân rộng và phát triển khắp nơi nhằm giúp khôi phục đất đai đang bị hoang hóa, cằn cỗi bởi những phương thức canh tác hiện đại lạm dụng hóa chất và tư tưởng chạy theo lợi nhuận và góp phần bảo vệ môi trường.