So sánh giữa canh tác hữu cơ và canh tác tự nhiên

Ngày:25/08/2020 lúc 16:37PM

Mục lục [Ẩn]

Có nhiều người nhầm lẫn giữa canh tác hữu cơcanh tác tự nhiên, rằng giữa chúng là giống nhau hoàn toàn, bởi nghe có vẻ chúng đều tạo ra những sản phẩm lành mạnh và không ảnh hưởng đến môi trường, sinh thái mà còn giúp mối quan hệ giữa chúng hài hòa cùng phát triển. Mặc dù cùng có chung mục đích và ý nghĩa song đây là 2 quy trình canh tác khác nhau. Để có thể phân biệt và hiểu rõ về những điểm giống và khác nhàu của 2 phương thức canh tác này hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé!

Điểm giống nhau giữa canh tác tự nhiên và canh tác hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ 20 và đang được tiếp tục được phát triển bởi nhiều tổ chức khác nhau trên thế giới. Còn nông nghiệp tự nhiên vốn đã có từ rất lâu đời, song cụ Fukuoka (Nhật Bản) là người trãi nghiệm đầu tiên cách thức canh tác tự nhiên được hiểu là nông nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm, sự thấu hiểu thiên nhiên và cảm xúc của mình trong cuốn sách “Cuộc cách mạng một cọng rơm” xuất bản năm 1945.

Hai mô hình đại diện tiêu biểu của canh tác thuận tự nhiên là:

- Permaculture: Mô hình canh tác này “bắt chước” sự vận hành của các hệ sinh thái trên Trái đất. Thiết kế vườn gồm nhiều tầng tán chú trọng đa dạng sinh học và tuân thủ chặt chẽ các điều kiện tự nhiên và địa lý của khu vực để biến khu vườn thành một hệ sinh thái thu nhỏ bền vững nằm trong tổng thể các hệ sinh thái to lớn hơn.

Mô hình canh tác permaculture

- Agroforestry: Mô hình canh tác xen kẽ với rừng, nương nhờ sự đa dạng và cân bằng sinh học sẵn có của rừng để kết hợp trồng/chăn nuôi, giúp đất đai thêm màu mỡ và chống xói mòn.

Mô hình canh tác agroforestry

Hiện nay, cả hai phương pháp canh tác hữu cơ và tự nhiên đang được người sản xuất và người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới quan tâm. Và đây cũng chính là xu thế tất yếu của thế giới nhằm hướng đến một nền nông nghiệp cơ bền vững trên toàn cầu.

Nếu thực sự chưa tìm hiểu cặn kẽ, rất nhiều người nghĩ rằng 2 phương thức canh tác này giống nhau hoàn toàn. Thực tế cả hai phương pháp vừa có điểm khá tương đồng nhưng điểm khác nhau cũng rất lớn. Về điểm giống nhau của hai phương pháp này phải kể đến:

- Mục tiêu cuối cùng chính là vì mục đích cuối cùng và đều hướng đến sự phát triển bền vững. Sản xuất nại những sản phẩm nông nghiệp sạch, tươi ngon, an lành cho sức khỏe của con người, đồng thời không gây ra những tác động nguy hại đến hệ sinh thái và môi trường sống của muôn loài trên trái đất này.

- Cả hai hệ thống đều nói không với việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu trong hoạt động canh tác nông nghiệp. Điều này gây ô nhiễm môi trường, nhiễm độc hệ sinh thái, tiêu diệt vi sinh vật, côn trùng trong đất. Việc để lại dư lượng hóa chất độc trên sản phẩm nông nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Không sử dụng cây trồng biến đổi gen

- Thay vào đó, hai phương pháp canh tác tự nhiên và hữu cơ lại áp dụng các phương pháp kiểm soát dịch hại trên cây trồng, bảo vệ mùa màng, bảo vệ môi trường đất đai, nguồn nước và hệ sinh thái bằng: Sử dụng thiên địch hoặc sử dụng các chế phẩm vi sinh, sinh học tự chế để mang lại sự an toàn cho tất cả.

- Cả hai phương pháp canh tác đều phản đối sử dụng các loại hạt giống, cây trồng biến đổi gen - được lai tạo ra bằng cách sử dụng các kỹ thuật của công nghệ sinh học hiện đại mà sử dụng các loại hạt giống địa phương vốn có. Bởi cây trồng biến đổi gen có thể gây ra hệ lụy: Suy thoái đất, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, gây bệnh ung thư ở người,…

Phân biệt giữa canh tác tự nhiên và canh tác hữu cơ

Nếu như canh tác thuận tự nhiên không có tiêu chuẩn hay quy định khắt khe về hạ tầng như canh tác hữu cơ hoặc canh tác đa dạng sinh học, canh tác hữu cơ lại áp dụng triệt để những thành tựu của công nghệ sinh học và dựa trên những quy chuẩn hữu cơ: USDA Organic, EU Organic, Organic JAS, Bio Suisse… để kiểm soát quy trình canh tác/thu hoạch/bảo quản/xử lý/đóng gói cũng như các yếu tố hạ tầng như đất đai, nguồn nước, không khí, nhà xưởng, máy móc…

- Khâu làm đất: Canh tác tự nhiên không thực hiện việc cày xới đất, vì tác động vào đất sẽ gây ảnh hưởng hệ sinh thái trong đất làm biến đổi sự cân bằng vốn có và điều này có thể khiến cho cỏ dại nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, với canh tác hữu cơ việc này cần thực hiện công việc này để công việc trồng trọt thuận lợi hơn.

- Phân bón: Trong canh tác hữu cơ vẫn phải sử dụng phân hữu cơ như: Phân chuồng ủ hoai, phân trùn quế, phân vi sinh ….để bổ sung nguồn dinh dưỡng cho đất để đất tốt hơn, cây trồng dễ hấp thu và phát triển. Đối với canh tác tự nhiên lại không sử dụng phân bón thậm chí là phân vi sinh hay phân hữu cơ mà sử dụng nguồn dinh dưỡng có sẵn trong đất. Bởi tất cả phần còn lại của cây trồng sau khi được thu hoạch đều trả lại cho đất, nhờ vi sinh phân hủy thành chất mùn màu mỡ ngay trên lớp bề mặt đất. Do đó, có thể cho rằng chi phí dành cho canh tác tự nhiên cực thấp. Chăn nuôi hữu cơ vẫn cho phép dùng các loại vacxin/kháng sinh trong danh mục quy định.

- Xen canh/luân canh: Là một cách thức phổ biến ở canh tác tự nhiên, với canh tác hữu cơ không bắt buộc và vẫn có thể trồng chuyên canh một loại cây trên một diện tích lớn nhưng phải đáp ứng các quy chuẩn hữu cơ là được.

- Cắt tỉa cây trồng: Nguyên tắc của canh tác tự nhiên là không cắt tỉa mà để cây tự mọc, tự phát triển theo hướng tự nhiên mà nó có thể, Bởi như thế cây có thể khỏe mạnh, tự chống chọi với cỏ dại và sâu bệnh. Tuy nhiên, nếu canh tác hữu cơ mà không làm điều này thì sẽ không mang lại những sản phẩm tốt nhất, bạn sẽ nhận lại giá trị thấp so với chi phí bỏ ra đồng nghĩa bạn sẽ không có lợi nhuận. Hơn nữa, việc cắt tỉa sẽ giúp việc thu hoạch dễ dàng hơn.

- Làm cỏ dại: Nếu như canh tác tự nhiên không khuyến khích người nông dân làm cỏ dại mà hãy để cỏ dại tự mọc lên, tuy nhiên phải biết, hiểu từng loại cây trồng, mùa vụ nào và trồng vào thời điểm nào để không bị cỏ dại lấn át. Hay sử dụng chính nguồn rơm rạ để phủ lên bề mặt mảnh đất để hạn chế cỏ dại mọc lên, cây trồng khỏe mạnh sẽ lấn át cỏ dại theo quy luật chọn lọc tự nhiên. Canh tác hữu cơ việc loại bỏ cỏ dại là cần thiết bởi cỏ dại mọc giữa cây trồng sẽ khiến cho năng suất giảm, chất lượng sản phẩm thu hoạch sẽ kém hơn, dẫn đến giá vụ mùa sẽ thấp. Và việc loại bỏ cỏ dại không sử dụng thuốc diệt cỏ mà áp dụng bằng các phương pháp cơ giới.

Áp dụng công nghệ sinh học

- Áp dụng công nghệ sinh học: Trong canh tác hữu cơ thì EM (Effective Microorganism - vi sinh vật hoạt động) là công nghệ phổ biến nhất, của giáo sư người Nhật có tên là Teruo Higa, để bổ sung các EM có tác dụng chuyển hóa các hợp chất hữu cơ trong đất thành chất dinh dưỡng mà cây hấp thụ được. Có khoảng 80 chủng EM tham gia tích cực vào quá trình này, gồm 3 loại: EM xấu (tiêu cực), EM tốt (tích cực) và EM trung tính, giữa chúng có sự chuyển đổi qua lại tùy thuộc vào môi trường xung quanh. Nhưng canh tác tự nhiên là không thực hiện đều này.

Hiện nay, xuất hiện mô hình mới Bio dynamic (Canh tác đa dạng sinh học) chính là sự kết hợp của canh tác hữu cơ và canh tác thuận tự nhiên do sự kế thừa những đặc điểm riêng biệt của cả hai mô hình này.Về bản chất bio dynamic cũng là một mô hình canh tác hữu cơ nhưng bổ sung thêm những quy định hết sức ngặt nghèo như sau (cụ thể hóa bằng các bộ quy chuẩn khắt khe): Đa dạng sinh học (bio diversity), hệ sinh thái khép kín và tuần hoàn dưỡng chất. Hai quy chuẩn canh tác Bio dynamic phổ biến và uy tín nhất trên thế giới là Demeter USA (Hoa Kỳ) và Demeter EU (Châu Âu) và Đức và Hoa Kỳ cũng là hai quốc gia có diện tích canh tác Bio dynamic lớn nhất trên thế giới.

Mô hình canh tác đa dạng sinh học

Nhìn chung, các phương pháp canh tác hữu cơ và tự nhiên đều là phương pháp canh tác bền vững và có lợi cho tất cả. Từng bước mở rộng các phương pháp này sẽ cải thiện, duy trì cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái, sản xuất sản phẩm chất lượng cao không độc hại, tốt cho sức khỏe con người. Hạn chế và ngăn ngừa việc khai thác quá mức gây ô nhiễm môi trường tự nhiên, giảm thiểu việc sử dụng nguồn năng lượng không có khả năng tái sinh đảm bảo sự đa dạng sinh học.

Admin

KHÔ CÁ LÓC CÀ MAU

Dai, ngon, ngọt tự nhiên

Giao hàng nhanh chóng, thanh toán linh hoạt

MUA NGAY!

 

X